Hành trang du học nghề Đức không chỉ bao gồm những đồ dùng cá nhân, những giấy tờ quan trọng mà còn là những kiến thức mà bạn cần lưu ý về các thủ tục trước và sau khi sang Đức. Để có một hành trang du học nghề Đức tối ưu và hoàn chỉnh hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Azubi.vn các bạn nhé!
>>>Khám phá du học nghề Đức 2024 – Cập nhật bởi Azubi.vn!
Nội Dung Bài Viết
ToggleHành trang du học nghề Đức - Lưu ý trước ngày bay
Trước ngày bay là giai đoạn mà nhiều bạn Azubi lo lắng nhất, hoang mang không biết hành trang du học nghề Đức của bản thân còn thiếu gì không? Phải sắp xếp như thế nào? Hãy tham khảo kinh nghiệm chuẩn bị hành lý trước khi sang Đức sau đây để tránh trường hợp cái cần thì không có mà cái có thì không cần. Hoặc có những đồ mà bạn không được phép mang sang Đức hay mang lên máy bay.
Hồ sơ du học Đức quan trọng cần mang theo
Một trong những thứ mà bạn chắc chắn không được quên khi chuẩn bị hành trang du học nghề Đức đó chính là hồ sơ/giấy tờ. Sau đây là checklist những giấy tờ quan trọng cần chuẩn bị trước khi sang Đức các bạn nhé:
- Hộ chiếu gốc có visa;
- Ảnh thẻ 3,5 x 4,5 và 4 x 6, trang phục lịch sự, nền trắng, mỗi loại khoảng 10 chiếc dùng dần;
- Bản gốc của hồ sơ du học nghề: Hợp đồng lý thuyết và thực hành, xác nhận học tiếng, xác nhận chỗ ở, giấy CMTC, bảo hiểm, chứng chỉ tiếng Đức;
- Bản gốc toàn bộ văn bằng, chứng chỉ thể hiện trình độ học vấn: Bằng tốt nghiệp THPT, học bạ, bằng tốt nghiệp + bảng điểm Đại học/Cao đẳng/Trung cấp, chứng chỉ nền, chứng chỉ tiếng;
- Bản sao công chứng của các giấy tờ tùy thân khác (để phòng hờ trường hợp mất hộ chiếu bên Đức): giấy khai sinh, CMND/CCCD, bằng lái xe (1-2 bản);
- Sổ tiêm chủng bản gốc hoặc xác nhận đã tiêm vắc-xin ngừa các bệnh truyền nhiễm (phải có sởi) – một số bệnh khác nếu có càng tốt như: Viêm gan A-B, uốn ván, thủy đậu, ho gà, bại liệt);
Lưu ý: Từ ngày 11/6/2022, CHLB Đức đã gỡ bỏ toàn bộ các quy định hạn chế liên quan đến Covid-19, hành khách đến Đức không cần chứng minh xét nghiệm hoặc mũi tiêm. Tuy nhiên nếu bay quá cảnh ở một nước khác, cần tuân thủ quy định ở nước quá cảnh.
Một trong những lưu ý quan trọng khi chuẩn bị hành trang du học nghề Đức đó là các bạn nên chuẩn bị thêm file mềm của các giấy tờ trên ở điện thoại để phòng lúc cần dùng gấp thì có mở ra luôn. Ngoài ra nên chuẩn bị 1 túi nhỏ để đựng giấy tờ tránh thất lạc trong lúc di chuyển.
Hành lý du học nghề Đức
- Hành lý ký gửi:
Khối lượng được cho phép của loại hành lý này là từ 20kg – 40kg (tùy vào loại vé máy bay), kích thước vali không vượt quá 45 x 35 x 20 cm.
Trong hành lý ký gửi, có một số đồ KHÔNG được phép mang như sau: Các loại đồ ăn, hoa quả tươi, rau, thịt tươi, các loại mắm (kể cả để trong túi đã hút chân không); Quần áo, túi xách, giày dép, sách truyện GIẢ các thương hiệu nổi tiếng; Trong hành lý gửi tuyệt đối không được để: tài sản có giá trị (vàng, trang sức, đồng hồ), tất cả các thiết bị điện tử như máy ảnh, laptop, điện thoại, đặc biệt các thiết bị có PIN, sạc dự phòng, các vật liệu dễ gây cháy nổ, đồ dễ vỡ.
Nên mang theo:
- Thuốc men: Các loại thuốc đơn giản như: cảm cúm, giảm đau, băng urgo, vitamin,…(đủ dùng trong 1 tháng đầu)
- Mang theo ổ cắm chuyển đổi (chân tròn), vì tại Đức chủ yếu sử dụng ổ cắm 2 chân tròn
- Hóa mỹ phẩm đủ dùng trong 1 tháng đầu
- Quần áo: Mang 1 áo khoác dày và 1 áo khoác mỏng, kèm theo 1 – 2 bộ trang phục lịch sự (sơ mi, quần dài, áo có cổ,…) để mặc đi học hoặc sử dụng khi làm các thủ tục quan trọng tại Đức
- Vở, bút
- Có thể đem theo 1 chiếc nồi cơm điện loại nhỏ kèm theo bát nhựa và đũa, thìa (các bạn có thể để cùng trong nồi cơm điện để tiết kiệm diện tích)
- Khẩu trang y tế, áo mưa giấy, ô nhỏ dùng trong các trường hợp cần thiết
- Các vật sắc nhọn như: dao, kéo, đồ cắt móng tay,… được phép để trong hành lý ký gửi
Các bạn cũng nên bọc vali tại sân bay để tránh bị hỏng và biến dạng vali trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, bạn cần đánh dấu chiếc vali của mình kèm dán tên, địa chỉ, số điện thoại để tránh trường hợp thất lạc.
- Hành lý xách tay:
Đối với loại này các bạn chỉ được phép mang không quá 10kg, kích thước không vượt quá 55 x 38 x 20cm.
Trong hành lý xách tay, các bạn cần mang theo:
- Toàn bộ các giấy tờ tùy thân quan trọng
- Nên để 1 áo khoác nhẹ & khăn (đề phòng bị lạnh khi đi máy bay và lúc mới sang);
- 1 chiếc ô nhỏ gọn đề phòng trời mưa;
- Toàn bộ các thiết bị điện tử: laptop, máy ảnh, máy tính bảng (tắt nguồn); các loại Pin, Sạc dự phòng;
- Chất lỏng, mỹ phẩm dạng lỏng (nếu có) chỉ được đựng trong chai lọ có dung tích dưới 100ml, xếp gọn vào 1 túi đựng chống nước;
- Snack ăn nhẹ (có đóng gói, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng) phòng khi đói trong thời gian di chuyển, transit, không hợp đồ ăn trên máy bay;
- Một ít khẩu trang y tế để thay khi cần, lọ nước rửa tay nhỏ (≤100ml) để sát khuẩn.
Tuyệt đối không để bất cứ vật dụng sắc nhọn nào trong balo, túi xách và hành lý xách tay!
>>>Khám phá kinh nghiệm chuẩn bị hành lý du học nghề Đức tại đây!
Hành trang du học nghề Đức - Thủ tục tại sân bay
Làm thế nào để thực hiện các thủ tục tại sân bay? Các bạn học viên cần lưu ý những thông tin quan trọng sau đây để chuẩn bị hành trang du học nghề Đức một cách đầy đủ nhất nhé!
Lưu ý trước khi khởi hành
Mặc trang phục lịch sự (quần dài, áo có tay), giày dép chỉnh tề khi xuất nhập cảnh. Chất liệu quần áo nên mềm thoải mái vì bay thời gian dài, đi giày thể thao (mềm) vì sang sẽ phải đi bộ nhiều.
Cần có mặt ở sân bay trước giờ bay tối thiểu 3 tiếng để hoàn tất các thủ tục check-in, gửi hành lý, đóng dấu xuất cảnh, soi chiếu an ninh, đề phòng thời gian điều chỉnh hành lý, tư trang nếu cần.
Lưu ý tại sân bay ở Việt Nam, nơi quá cảnh và tại CHLB Đức
- Luôn cầm sẵn hộ chiếu, vé bay và bảo hiểm cùng các giấy tờ quan trọng liên quan đến việc đi học trên tay hoặc ưu tiên để trong ngăn dễ lấy nhất của túi/balo cá nhân, giữ giấy tờ thẳng đẹp, không nhàu nát;
- Kiểm tra thông tin hành trình bay trên bảng tin tại cửa vào, đưa hành lý đến đúng quầy làm thủ tục để gửi;
- Kiểm tra thông tin trên vé máy bay, và giữ thật cẩn thận tag gửi hành lý được dán trên thẻ lên tàu;
- Khi qua khu vực soi chiếu an ninh, cần lấy hết điện thoại, đồ điện tử, ví ra khỏi túi, tháo thắt lưng, cởi giày, cởi áo khoác và để vào khay, soi chiếu xong lưu ý lấy lại toàn bộ đồ cá nhân và kiểm tra kỹ lại;
- Khi quá cảnh (transit), thường xuyên kiểm tra thông tin hành trình bay tiếp theo đến Đức trên bảng điện tử (giờ bay, số cửa/gate ra tàu bay) lưu ý những thay đổi để phản ứng kịp thời, tránh lỡ giờ bay;
- Luôn xếp hàng theo thứ tự, tác phong nghiêm túc, giữ khoảng cách khi xếp hàng xuất/nhập cảnh, đặc biệt là trước khi vào thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh vào Đức cần cầm sẵn giấy tờ trên tay (hộ chiếu, vé bay, kết quả xét nghiệm/ chứng nhận tiêm chủng, hồ sơ du học nghề, bảo hiểm) xuất trình giấy tờ nhanh gọn, không mất thời gian quá lâu tìm kiếm trong túi hay vali.
- Khi nhập cảnh Đức: Nên chào hỏi bằng tiếng Đức, giữ thái độ tự tin với cán bộ hải quan Đức. Học viên cần nắm rõ các thông tin cá nhân cơ bản để khi bị hỏi trước cửa an ninh như sau: mục đích sang Đức, thành phố, tên công ty, chủ lao động, người sẽ đón tại sân bay, lộ trình bay cũng như ngắn về quá trình học tập.
>>>Khám phá chi tiết về thủ tục trước khi bay sang Đức tại đây!
Hành trang du học nghề Đức - Lưu ý sau khi hạ cánh tại Đức
Sau khi hạ cạnh tại Đức, các bạn học viên sẽ được người hướng dẫn đưa đón về nơi ở và bắt đầu hoàn thiện các thủ tục ban đầu. Dưới đây là những thủ tục cần làm khi tới Đức, các bạn hãy lưu ý để hoàn thiện hành trang du học nghề Đức của mình nhé!
Những thủ tục cần làm khi tới Đức
- Đăng ký địa chỉ thường trú
Các bạn học viên phải thực hiện thủ tục đăng ký địa chỉ thường trú sau 2 – 3 tuần tới Đức, chúng ta cần hết sức ưu tiên thủ tục này, vì nếu để trễ hơn một số nơi sẽ phạt tiền và tệ hơn là có thể sẽ bị trục xuất nếu để quá lâu không đăng ký.
Các giấy tờ cần thiết để đăng ký địa chỉ thường trú là:
- Wohnungsgeberbestätigung
- Hộ chiếu (kèm visa)
- Antrag đăng ký
- Mở tài khoản ngân hàng (Girokonto)
Sau khi hoàn thiện thủ tục đăng ký địa chỉ thường trú, bạn sẽ bắt tay vào việc mở tài khoản ngân hàng. Việc này rất quan trọng vì sau này, doanh nghiệp sẽ trực tiếp trả lương cho bạn qua tài khoản ngân hàng, ngoài ra bạn cũng cần sử dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán online, mua sắm,…
Bạn có thể mở tài khoản thông qua nhiều ngân hàng khác nhau tại Đức, tuy nhiên để thuận tiện cho người Việt Nam, Azubi.vn sẽ giới thiệu tới bạn 2 đơn vị sau:
- Vietinbank: Ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.
- Expatrio: Expatrio là lựa chọn, tiết kiệm và thuận tiện cho những ai cần xác nhận Tài Khoản Phong Tỏa để xin visa du học Đức. Hiện nay Expatrio cũng đang có rất nhiều ưu đãi dành cho du học sinh Việt Nam với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.
- Mở tài khoản phong tỏa (Sperrkonto):
Sau khi có giấy Anmeldung, có tài khoản Girokonto là bạn đã có thể kích hoạt Sperrkonto. Hãy tham khảo hướng dẫn của Expatrio để thực hiện mở tài khoản phong tỏa các bạn nhé!
- Nhận bảo hiểm sức khỏe:
Sau khi sang Đức, các bạn phải đóng bảo hiểm y tế công để được phép đi học và đi làm. Tại Đức có rất nhiều hãng bảo hiểm công phù hợp với các bạn Azubi như AOK, TK,… tùy theo nhu cầu cá nhân mà các bạn sẽ đăng ký bảo hiểm phù hợp.
>>>Tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm y tế tại Đức – hành trang du học nghề Đức
- Nhập học trường nghề
Để nhâp học trường nghề, các bạn hãy đến trường để đăng ký nhập học theo đúng lịch. Trong trường hợp phải nhập học muộn, các bạn cần xin trường giấy xác nhận cho phép nhập học muộn để nộp cùng hồ sơ xét visa.
- Đăng ký sim điện thoại:
Sau khi có xác nhận địa chỉ cư trú và tài khoản ngân hàng, các bạn hoàn toàn có thể đăng ký cho mình một sim điện thoại trả sau tại các hãng viễn thông như O2, Vodafone, Telekom,.. Các hãng này thường xuyên có những khuyến mại giá rẻ cho sinh viên nên rất thuận lợi cho các bạn đăng ký.
- Nhận giấy gia hạn thẻ cư trú:
Để nhận giấy gia hạn cư trú, bạn phải đặt lịch hẹn với Sở ngoại kiều qua email/gọi điện thoại(hoặc online).
Các tài liệu cần mang khi làm đăng ký gia hạn thẻ cư trú:
- Hộ chiếu có thị thực;
- Xác nhận bảo hiểm y tế
- Bộ hợp đồng nghề bản gốc
- Giấy khám sức khỏe (có thể)
- Ảnh thẻ (có thể)
- Phí đăng ký khoảng 110€
- Giấy xác nhận của chủ nhà cho phép cư trú (Wohnberechtigungsbescheinigung) – cái này xin của chủ nhà, có thể một số nơi vẫn chấp nhận hợp đồng thuê nhà nhưng hầu hết là cần giấy trên.
Lưu ý: Khi làm đăng ký gia hạn thẻ cư trú, tốt nhất nên mang toàn bộ giấy tờ của mình đến Đức, bởi nếu mang thiếu, rất có thể bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để được đặt lịch hẹn mới
>>>Chi tiết về những thủ tục cần thực hiện khi tới Đức tại đây!
Những lưu ý về văn hóa nước Đức
Để chuẩn bị tốt nhất, hành trang du học nghề Đức của các bạn không chỉ bao gồm kiến thức ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn mà hơn hết còn là sự hiểu biết về văn hóa, phong tục và lối sống của người Đức. Sau đây là những lưu ý về văn hóa nước Đức mà Azubi.vn tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tại nơi đây!
- Phân loại rác
Rác thải ở Đức đều phải được phân loại. Quy ước màu thùng rác ở vài địa phương sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn sẽ tuân theo quy tắc sau:
- Thùng xanh dương: Giấy, báo cũ, tạp chí, hộp đựng vỏ trứng bằng bìa;
- Thùng xanh lá/trắng: Hũ, chai thủy tinh, chai, lọ bia rượu không bị tính đặt cọc, chai đựng nước hoa, chai đựng giấm (đã làm sạch);
- Thùng màu vàng/cam: Nắp chai cũ, các lon bia, lon kim loại, hộp đựng sữa chua;
- Thùng đen/nâu: Các loại rác khác
- Xem phim, tải các phần mềm không bản quyền (lậu)
Việc tải hoặc xem phim lậu, sử dụng các phần mềm lậu là hành vi rất mạo hiểm ở Đức, các chương trình download chia sẻ ngang hàng như torrent tuyệt đối không nên sử dụng, nếu bị bắt có thể bị phạt rất nặng, lên đến 10.000€. Các trang web xem phim đen, phim lậu cũng nên rất hạn chế. Bạn hãy lưu ý để có hành trang du học nghề Đức tốt nhất nhé!
- Thời gian yên tĩnh (Ruhezeiten)
Thời gian yên tĩnh ở Đức kéo dài từ 22h đến 6,7h sáng ngày hôm sau. Trong giờ này, các hoạt động gây ra tiếng động lớn (xây dựng, mở nhạc lớn, để vật nuôi gây ồn,…) đều bị cấm. Riêng trong ngày Chủ Nhật và ngày nghỉ lễ thì thời gian yên tĩnh là cả ngày. Nếu bạn muốn mở tiệc vào cuối tuần, hãy lịch sự thông báo với hàng xóm về ý định của mình, cách đơn giản nhất là dán 1 tờ giấy ở cửa ra vào của khu nhà, thông báo về ý định tổ chức tiệc của bạn.
- Đi tàu không mua vé (Schwarzfahren)
Nhiều tàu ở Đức, nhất là hệ thống UBahn, S-Bahn, Straßenbahn hoặc Bus có thiết bị tự dập vé. Nhiều người lợi dụng điều này để không mua vé khi đi tàu và hành vi này là hoàn toàn bị cấm tại Đức.
Nếu bị phát hiện, người vi phạm sẽ bị phạt 60€ cho một lần vi phạm. Vi phạm nhiều lần có thể bị đưa đến đồn cảnh sát và ghi vào hồ sơ lý lịch tư pháp (Führungszeugnis), điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc xin việc sau khi tốt nghiệp, thậm chí ảnh hưởng đến việc học nghề của các bạn.
- Hoàn trả tiền cọc vỏ chai (Pfandsystem)
Cuộc sống tại Đức vô cùng thú vị, khi bạn mua bất kì một sản phẩm làm từ nhựa hoặc thủy tinh, lon thì đừng vội vứt bỏ chúng đi nhé! Nếu trên bao bì có ký hiệu sau đây, bạn hoàn toàn có thể nhận lại một số tiền khi trả lại vỏ (sản phẩm đã qua sử dụng) tại cửa hàng hay siêu thị đó.
Hy vọng bài viết trên sẽ là hành trang du học nghề Đức không thể nào thiếu của mỗi bạn đang chuẩn bị hành trình chinh phục nước Đức. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy giúp Azubi.vn chia sẻ và lan tỏa tới mọi người nhé!
Đừng quên, Azubi.vn luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới lĩnh vực du học nghề Đức, truy cập ngay fanpage của Azubi.vn để được tư vấn chi tiết các bạn nha!