Hệ thống thuế ở Đức vốn được mệnh danh là phức tạp và vô cùng chặt chẽ. Thuế là nguồn thu nhập quan trọng nhất của nhà nước Đức, đó là cơ sở để Chính phủ tài trợ cho các chi tiêu vì lợi ích chung – như an sinh xã hội, giáo dục, y tế hoặc cơ sở hạ tầng giao thông. Vậy ở Đức có những loại thuế nào? Đối tượng nào phải chịu thuế ở Đức? Hãy cùng Azubi.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây các bạn nhé!
Nội Dung Bài Viết
ToggleThuế ở Đức hoạt động như thế nào?
Là một đất nước có hệ thống an sinh xã hội phát triển bậc nhất Châu Âu, do đó thuế ở Đức luôn đảm bảo tính công bằng, lũy tiến, có nghĩa là người có thu nhập càng thấp sẽ sẽ phải đóng ít thuế. Ngược lại, người có thu nhập càng cao sẽ phải đóng nhiều thuế hơn.
Thuế ở Đức được chia ra nhiều loại khác nhau, nhưng nổi bật nhất phải kể tới thuế thu nhập cá nhân và thuế tiền lương. Đa phần thuế được áp dụng đối với tất cả mọi người sinh sống, làm việc tại nước Đức. Dù bạn là người nước ngoài không phải người Đức nhưng khi đã làm việc tại Đức thì nghĩa vụ đóng thuế là điều bắt buộc.
Thuế thu nhập cá nhân và thuế tiền lương được tính dựa trên các bậc từ I – VI, mỗi bậc sẽ đại diện cho mỗi nhóm người (về tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, mức sống,…).
Các cấp bậc thuế ở Đức
Các bậc thuế ở Đức chính là cơ sở quan trọng để xác định mức thuế của mỗi cá nhân tại nước Đức. Dưới đây là 6 cấp bậc thuế:
- Cấp I: Dành cho người độc thân hoặc người kết hôn nhưng chồng hoặc vợ không làm việc hoặc không sinh con, những người đã ly dị, goá vợ/chồng
- Cấp II: Dành cho người độc thân có con nhỏ, hoặc nuôi con một mình
- Cấp III: Đã kết hôn. Người đã kết hôn và sống tại Đức và chỉ một người làm công ăn lương, hoặc một trong hai kiếm được tiền lương nhưng phân loại theo Cấp V.
- Cấp IV: Dành cho các cặp vợ chồng có thu nhập tương đương nhau và không có con
- Cấp V: Đã kết hôn. Áp dụng cho người nộp thuế có vợ hoặc chồng được phân loại thuế Cấp III và sẽ được giữ lại 60% tiền lương còn người có thuế bậc V sẽ giữ lại khoảng 40% lương
- Cấp VI: Người có nhiều việc làm cùng lúc và không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân. Công việc thứ 1 ( hoặc công việc có lương cao)sẽ tính theo thuế bậc 1, từ công việc thứ 2 trở đi tính theo bậc 6
Phân biệt thuế thu nhập và thuế tiền lương ở Đức
Thuế thu nhập ở Đức
Thuế thu nhập ở Đức được gọi là “Einkommensteuer”. Đây là loại thuế áp dụng cho thu nhập cá nhân của người dân Đức. Các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ lương, tiền lãi, tiền thưởng, tiền hưu trí, thu nhập từ chứng khoán và bất động sản, và các khoản thu nhập khác.
Thuế thu nhập cá nhân ở Đức được tính dựa trên mức thu nhập của mỗi cá nhân và có các bậc thuế khác nhau tùy thuộc vào mức thu nhập đó. Đức cũng có các quy định về việc miễn thuế và giảm thuế đối với một số đối tượng như người lao động, người nộp thuế độc thân, người có gia đình, và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng gia đình.
Nếu bạn là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Đức, bạn phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho thu nhập của mình tại Đức. Tuy nhiên, theo các hiệp định thuế kép giữa Đức và một số quốc gia, những người có thu nhập từ nước ngoài đang sinh sống tại Đức có thể được miễn hoặc giảm thuế tại Đức.
Thuế tiền lương ở Đức
Thuế tiền lương ở Đức chính là một phần trong thuế thu nhập cá nhân. Đây là một loại thuế trích từ thu nhập lương của người lao động trực tiếp từ mức lương hàng tháng. Thuế tiền lương được tính dựa trên mức thu nhập hàng tháng của người lao động và các khoản giảm trừ được quy định bởi luật thuế Đức. Thuế này được trừ trực tiếp từ lương của người lao động bởi nhà tuyển dụng trước khi được nhận tiền lương.
Thuế ở Đức đối với đối tượng là du học sinh
Thuế ở Đức đối với công dân Đức là chuyện hết sức bình thường, vậy đối với du học sinh quốc tế thì sẽ như thế nào? Nếu thu nhập của du học sinh nhỏ hơn 1300 Euro/tháng thì các bạn sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở Đức. Tuy nhiên các bạn du học sinh sẽ phải đóng một số loại bảo hiểm (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí,…) các mức này khoảng 20.4% thu nhập.
>>>Thông tin chi tiết về bảo hiểm y tế ở Đức được Azubi.vn cập nhật chính xác nhất!
Cách tra cứu thuế thu nhập và thuế tiền lương ở Đức
Mặc dù thuế ở Đức có vẻ khá phức tạp với nhiều bậc thuế khác nhau khiến không ít du học sinh, người lao động tại Đức hoang mang. Thế nhưng vẫn có rất nhiều website hướng dẫn cách tính thuế dựa trên tình trạng hôn nhân và mức sống. Các bạn hãy truy cập tại đây, và điền những thông tin cần thiết để biết chính xác mức thuế mà bạn phải đóng hàng tháng cho Chính phủ Đức nhé!
Khi nào sẽ được giảm hoặc miễn thuế ở Đức?
Sau đây là một số trường hợp sẽ được giảm hoặc miễn thuế ở Đức:
- Khoản giảm trừ cá nhân: Đây là khoản giảm trừ được áp dụng cho mỗi cá nhân và tính theo mức thu nhập của họ. Hiện nay, mức giảm trừ cá nhân tối thiểu là 9.744 euro/năm.
- Giảm trừ cho người phụ thuộc: Khoản giảm trừ này được áp dụng cho những người có trách nhiệm nuôi dưỡng người thân như vợ, chồng, con cái, cha mẹ… Hiện nay, mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 5.172 euro/năm.
- Giảm trừ chi phí bảo hiểm y tế: Những người tham gia bảo hiểm y tế tại Đức có thể được giảm trừ khoản chi phí bảo hiểm y tế này.
- Giảm trừ chi phí giáo dục: Những người có chi phí liên quan đến giáo dục như học phí, sách vở, trang thiết bị học tập có thể được giảm trừ thuế.
- Giảm trừ chi phí nhà ở : Những người có chi phí liên quan đến nhà ở như tiền thuê, tiền trả nợ có thể được giảm trừ thuế.
- Giảm trừ chi phí di chuyển: Những người có chi phí liên quan đến di chuyển đi làm như tiền xăng, tiền tàu xe có thể được giảm trừ thuế.
- Giảm trừ chi phí nộp học phí: Những người đang theo học tại trường đại học, cao đẳng có thể được giảm trừ thuế tương ứng với số tiền học phí đã nộp.
Các khoản giảm trừ này còn tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân, số lượng người phụ thuộc và các khoản chi phí khác.
Các loại thuế khác
Bên cạnh hai loại thuế chính, thuế ở Đức còn những phân loại khác như sau:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Đây là loại thuế áp dụng cho các hoạt động kinh doanh và dịch vụ tại Đức như tại nhà hàng, trung tâm thương mại,… Mức thuế VAT tại Đức là 19%.
- Thuế tài sản: Áp dụng cho tài sản động và tài sản cố định của các cá nhân và doanh nghiệp tại Đức. Mức thuế tài sản được tính dựa trên giá trị của tài sản và được thu về bởi chính quyền địa phương.
- Thuế mua bán: Áp dụng cho các giao dịch mua bán bất động sản tại Đức. Mức thuế mua bán là 3,5% của giá trị giao dịch và được chia đều giữa người mua và người bán.
- Thuế xe cộ: Áp dụng cho các phương tiện giao thông cá nhân, bao gồm cả ô tô, xe máy,… Mức thuế xe cộ được tính dựa trên chủng loại và dung tích động cơ của phương tiện.
Thuế ở Đức đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống của người dân tại đất nước này. Đó cũng là lý do giúp chế độ an sinh xã hội ở nước Đức luôn nằm trong top 1 Châu Âu. Đừng quên, nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan tới chủ đề bài viết này hoặc về lĩnh vực du học nghề Đức, hãy tìm kiếm fanpage Azubi.vn và inbox ngay, để chúng mình có thể giải đáp cũng như tư vấn chi tiết các bạn nha!